Tra cứu thông tin đơn giản

DTC đã xây dụng một hệ thống tra cứu thông tin vận đơn đơn giản và hiệu quả

Chi phí cạnh tranh

DTC luôn dành cho quý khách hàng những dịch vụ tốt nhất với chi phí cạnh tranh nhất..

Uy tín làm nên thương hiệu

Thương hiệu DTC đã được thành lập trên 10 năm, và hiện tại đã có mặt trên 60 tỉnh thành trên cả nước

Dịch vụ chuyên nghiệp

DTC luôn lấy uy tín và chất lượng làm hàng đầu, phấn đấu ngày càng hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng dịch ngày càng cao của khách hàng.

Đội ngủ nhân viên trẻ trung, năng đông

Với tâm huyết và quyết tâm cao, DTC express & logistics chuyên đào tạo đội ngủ nhân viên trẻ trung, năng động, luôn luôn phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, hiệu quả nhất

HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA VIỆT NAM 2023: TỔNG QUAN VÀ NHỮNG THÁCH THỨC ĐỂ PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ

21/12/2023 10:27:28 SA

Theo báo cáo của VIRAC, thị trường Logistics Việt Nam xếp hạng thứ 10/50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Mặc dù đã tăng thứ hạng trong nhóm các thị trường logistics mới nổi nhưng logistics Việt Nam lại giảm thứ hạng trong Bảng xếp hạng Chỉ số hiệu quả logistics. Liệu hoạt động logistics Việt Nam có đang phát triển bền vững và làm thế nào để hoạt động logistics của Việt Nam vượt qua những thách thức, phát triển bền vững trong tương lai

 

Thông tin dưới đây được tổng hợp từ hệ thống dữ liệu kinh tế Data Factory và báo cáo của VIRAC. Data Factory là hệ thống hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp dữ liệu của các ngành kinh tế tại Việt Nam danh cho các đối tượng cá nhân, sinh viên, người làm nghiên cứu. Trải nghiệm Data Factory ngay!

 

Hình 1: Hoạt động logistics là huyết mạch trong nền kinh tế của mỗi quốc gia
                                   Hình 1: Hoạt động logistics là huyết mạch trong nền kinh tế của mỗi quốc gia

Table of Contents

Tầm quan trọng của hoạt động logistics trong nền kinh tế Việt Nam

Tầm quan trọng của hoạt động logistics

Hoạt động Logistics đóng một vai trò không thể bỏ qua trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và việc gia nhập vào các hiệp định thương mại quốc tế, tầm quan trọng của hoạt động logistics đã được nâng lên một tầm cao mới.

 

Hệ thống logistics chất lượng cao giúp cải thiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Nó cũng giúp tối ưu hóa chi phí và thời gian trong chuỗi cung ứng, giúp hàng hóa di chuyển hiệu quả từ nguồn gốc đến người tiêu dùng. Từ việc hỗ trợ ngành nông nghiệp đến ngành sản xuất và xuất khẩu, hoạt động logistics là trái tim của sự phát triển kinh tế Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hóa.

 

Chuỗi giá trị của hoạt động logistics trong nền kinh tế Việt Nam

Chuỗi giá trị hoạt động logistics Việt Nam bao gồm 4 nhóm hoạt động chính là giao nhận, vận tải, cảng và kho bãi. Trong đó:

 

  • Hoạt động giao nhận là các dịch vụ tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các hoạt động khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của người gửi.

 

  • Hoạt động vận tải là hoạt động trung gian giúp hàng hóa từ nơi sản xuất được vận chuyển đến tay nhà phân phối, bao gồm vận tải nội địa, hoạt động các cảng biển và cảng hàng không, và vận tải quốc tế.

 

  • Hoạt động cảng là các dịch vụ hỗ trợ cho vận tải đường thủy và vận tải đường hàng không, bao gồm dịch vụ cảng biển và dịch vụ cảng hàng không. Hoạt động cảng biển bao gồm các dịch vụ hỗ trợ hành trình của tàu, phục vụ tàu vào cảng, xếp dỡ hàng hóa, phục vụ hàng quá cảnh, lưu kho và liên kết vận tải nội địa. 

 

  • Hoạt động kho bãi là hoạt động cất giữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm trong suốt quá trình chuyển từ điểm đầu tới điểm cuối của dây chuyền cung ứng, cũng cung cấp các thông tin về những tình trạng, điều kiện lưu trữ và vị trí của hàng hóa được lưu kho. 

 

Bên cạnh bốn hoạt động này, hoạt động logistics còn bao gồm một số hoạt động dịch vụ khác như dịch vụ đại lý hải quan, dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa, dịch vụ xếp dỡ hàng hóa, dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật,…

 

Tổng quan hoạt động logistics Việt Nam năm 2023

Tổng quan hoạt động giao nhận và chuyển phát

Hoạt động giao nhận duy trì mức tăng trưởng tốt tại thị trường Việt Nam

 

Theo phân tích trong báo cáo hoạt động logistics của VIRAC, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận, vận tải đang tích cực trong công tác chuyển đổi số, ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào công việc hàng ngày. Chất lượng nguồn nhân lực đang được gia tăng nhằm tăng chất lượng dịch vụ, hạ thấp chi phí logistics. Qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của các nhà xuất nhập khẩu trong và sau dịch Covid-19. Ngoài ra các doanh nghiệp giao nhận vận tải cũng đặt mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng cho dịch vụ 3PL đang được cung cấp ra thị trường.

 

Doanh nghiệp giao nhận đang hướng sự chú ý đến vận chuyển nông sản và hàng hóa tươi sống.

 

Theo phân tích của VIRAC, một phân khúc đáng lưu ý đang được các doanh nghiệp trên thị trường giao nhận, chuyển phát là nông sản và hàng hóa tươi sống. Với mong muốn đảm bảo chất lượng hàng hóa tốt hơn cho người tiêu dùng cũng như thuận tiện trong quá trình vận chuyển, bảo quản, doanh nghiệp đã có nhiều biện pháp hỗ trợ người dân. Một số doanh nghiệp đã đồng hành cùng người nông dân trong việc hướng dẫn đóng gói hàng hóa theo quy chuẩn để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đồng thời hỗ trợ người dân trong việc ứng dụng công nghệ để bán hàng.

 

Hoạt động chuyển phát nhanh, giao hàng chặng cuối phát triển nhờ sự bùng nổ của thương mại điện tử

 

Theo báo cáo hoạt động logistics của VIRAC, hoạt động chuyển phát nhanh, giao hàng chặng cuối là mắt xích quan trọng trong hoạt động của các kênh thương mại điện tử. Vì vậy, sức nóng của thương mại điện tử trong thời gian gần đây là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ chuyển phát nhanh, giao hàng chặng cuối. Tìm hiểu thêm về sự bùng nổ của thương mại điện tử. 

 

Các doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực giao nhận, chuyển phát nhanh

Hình 2: Các doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực giao nhận của hoạt động logistics
                                             Hình 2: Các doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực giao nhận của hoạt động logistics

Nguồn: VIRAC

Hình 3: Các doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực chuyển phát của hoạt động logistics
                        Hình 3: Các doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực chuyển phát của hoạt động logistics

Nguồn: VIRAC

Tìm hiểu thêm thông tin về quy mô thị trường chuyển phát nhanh.

 

Tổng quan hoạt động vận tải 

Tổng khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa trong 6 tháng đầu năm 2023 tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ.

Hình 4: Tổng khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa của Việt Nam
                             Hình 4: Tổng khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa của Việt Nam

Nguồn: VIRAC

 

Theo báo cáo hoạt động logistics của VIRAC, tính chung trong 2 quý đầu năm 2023, tổng khối lượng vận tải hàng hóa của Việt Nam đạt x triệu tấn tăng x% so với cùng kỳ. Tổng khối lượng luân chuyển hàng hóa cũng  đạt x tỷ tấn.km tăng x% so với cùng kỳ.

 

Vận chuyển hàng hóa trong nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn. 

Hình 5: Cơ cấu vận chuyển và luân chuyển hàng hóa theo khu vực của hoạt động logistics
                                        Hình 5: Cơ cấu vận chuyển và luân chuyển hàng hóa theo khu vực của hoạt động logistics

Nguồn: VIRAC

 

Xét theo cả vận chuyển và luân chuyển hàng hóa, hàng hóa chủ yếu được vận tải trong nước với tỷ trọng lần lượt đạt x% và x% trong 2 quý đầu năm 2023. Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển ra nước ngoài trong 6 tháng đầu năm cũng tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức lần lượt là x% và x% so với cùng kỳ khi hoạt động vận tải xuyên quốc gia đang được phục hồi trở lại mức bình thường.

 

Cơ cấu vận chuyển và luân chuyển hàng hóa theo ngành vận tải 6 tháng đầu năm 2023.

Hình 6: Cơ cấu vận chuyển và luân chuyển hàng hóa theo ngành vận tải
                                  Hình 6: Cơ cấu vận chuyển và luân chuyển hàng hóa theo ngành vận tải

Nguồn:báo cáo VIRAC

 

Tính theo khối lượng vận chuyển hàng hóa, vận tải hàng hóa đường bộ là phương thức được sử dụng phổ biến nhất khi chiếm x% tỷ trọng, trong khi tính theo khối lượng luân chuyển hàng hóa thì đường biển chiếm tỷ trọng lớn nhất (x%) do cự ly vận chuyển thực tế lớn. Khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa qua đường sắt và đường hàng không chiếm tỷ trọng không đáng kể. Vận chuyển hàng hóa phân theo ngành đường sắt và đường hàng không giảm so với cùng kỳ năm 2022 còn các ngành khác tăng.

 

Tổng quan hoạt động khai thác cảng

Tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển giảm trong 6 tháng đầu năm 2023.

Hình 7: Tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển của hoạt động logistics
                            Hình 7: Tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển của hoạt động logistics

Nguồn: VIRAC

 

Theo báo cáo hoạt động logistics của VIRAC, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển tính chung trong 2 quý đầu năm 2023 là x triệu tấn, giảm x% so với cùng kỳ năm 2022.

 

Trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng số lượt tàu thuyền thông qua cảng biển đạt hơn 40 nghìn lượt, giảm x% so với cùng kỳ năm 2022. Số lượt tàu ngoại thông qua giảm mạnh. Cụ thể được đề cập trong báo cáo hoạt động logistics quý 2/2023 của VIRAC.

 

Cùng tìm hiểu thêm: 

– Hiện trạng một số cảng cạn tại Việt Nam.

– Tìm hiểu chi tiết về hoạt động khai thác cảng.

 

Tổng quan hoạt động kho bãi 

 

Tồn kho hàng hóa tăng cao trong 6 tháng đầu năm. 

 

Tiêu thụ hàng hóa khó khăn, đặc biệt là hàng xuất khẩu đã dẫn đến tình trạng tồn kho cao ở hầu hết các phân khúc. Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/6/2023 tăng x% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng x%). 

 

Doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh thị trường kho lạnh.

 

Hiện nay, khoảng 60% thị phần thị trường kho lạnh thuộc về nhà đầu tư nước ngoài. Dẫn đầu thị phần trên thị trường dịch vụ kho lạnh là các doanh nghiệp như FM Logistics, CLK Cold Storage, Emergent Cold, Swire Cold Storage Vietnam, Lotte Logistics Vietnam, Konoike Vina…. Tìm hiểu về các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường kho lạnh.

 

Hoạt động logistics Việt Nam cần vượt qua các thách thức để phát huy tiềm năng của mình.

Từ những phân tích trên ta có thể thấy hoạt động logistics nói riêng đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn thẳng vào hiện tại, hoạt động logistics Việt Nam vẫn đứng trước nhiều thách thức khi khai thác tiềm năng của mình. Theo VIRAC, hoạt động logistics ở Việt Nam đang đối đầu với các thách thức sau:

 

Thách thức thứ nhất của hoạt động logistics: Thay đổi công nghệ và gia tăng giá trị dịch vụ

 

Chi phí vận hành cao và thiếu cơ sở hạ tầng chất lượng cao sẽ là mối đe dọa cho việc mở rộng thị trường giao nhận, chuyển phát nhanh tại Việt Nam. Ngoài ra, hạ tầng giao thông yếu kém và ứng dụng công nghệ thông tin kém hiệu quả làm tăng chi phí dịch vụ giao nhận và chuyển phát.

 

Tổng chi phí logistics ở Việt Nam chiếm 25% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và chi phí vận tải chiếm từ 30 đến 40% giá thành sản phẩm. Tỷ lệ này chỉ là 15% ở các quốc gia khác. Do đó, tổng chi phí hoạt động của các dịch vụ chuyển phát nhanh tại Việt Nam vẫn ở mức cao, công nghệ yếu kém cũng là một yếu tố cản trở sự tăng trưởng của hoạt động logistics. 

 

Nhiều doanh nghiệp logistics đang quá chú trọng đến mảng kinh doanh cốt lõi mà chưa quan tâm nhiều đến những dịch vụ gia tăng. Điều này làm mất giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Một ví dụ khác ở mảng cảng biển, một số doanh nghiệp chỉ đầu tư thiết bị nâng, hạ nhưng với những lô hàng siêu trường, siêu trọng thì các doanh nghiệp này lại phải thuê các đối tác bên ngoài, mất nhiều thời gian và chi phí. Trong khi đó, chi phí đầu tư ban đầu cho các dịch vụ thêm này không hề lớn và doanh nghiệp có thể làm được.

 

Thách thức thứ hai của hoạt động logistics: Tạo sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau và với các cơ quan

 

Việc tăng cường hợp tác và kết nối giữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics đang gặp khó khăn ở một số khía cạnh. Đối tượng hợp tác chính bao gồm sự liên kết giữa các doanh nghiệp logistics, cũng như giữa các doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu. Hiện tại, mạng lưới các doanh nghiệp logistics quy mô lớn với khả năng lãnh đạo thị trường vẫn chưa được hình thành, điều này đặt ra thách thức trong việc thúc đẩy sự phát triển của hoạt động logistics.

 

Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics cung cấp các dịch vụ tích hợp như 3PL (Third-Party Logistics) và 4PL (Fourth-Party Logistics) vẫn còn hạn chế và không đủ mạnh để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động trên thị trường Việt Nam.

Sự kết nối và hợp tác giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics, bao gồm các nhà sản xuất và các chủ hàng hoá xuất nhập khẩu, còn đang đối diện với nhiều khó khăn cần được khắc phục kịp thời.

 

Vì thế, cần phát triển các trung tâm logistics, đặc biệt là các trung tâm logistics đáp ứng nhu cầu tập trung hàng hóa và hỗ trợ cho việc vận chuyển hàng nông sản và thủy sản sau thu hoạch. Đồng thời, quá trình xuất nhập khẩu cũng cần sự phối hợp giữa các cơ quan, các doanh nghiệp để thực hiện một cách hiệu quả.

 

Thách thức thứ ba: Rủi ro suy thoái kinh tế thế giới trong năm 2023 

 

Năm 2023 được đặt trong bối cảnh cuộc chiến Nga – Ukraine vẫn diễn ra căng thẳng, chỉ số lạm phát toàn cầu gia tăng. Rủi ro suy thoái và tăng trưởng chậm lại của nhiều quốc gia sẽ dẫn tới việc người dân và chính phủ thắt chặt chi tiêu. Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dự kiến sẽ tiếp tục ở mức thấp trong năm 2023 với bối cảnh lạm phát cao.

 

Dự kiến nhu cầu với hoạt động vận tải sẽ chỉ phục hồi trong giai đoạn quý 4 năm 2023 để chuẩn bị cho mùa mua sắm cao điểm cuối năm. Đây là thách thức không thể nào tránh khỏi, các doanh nghiệp logistics cần có các biện pháp trước những rủi ro từ môi trường vĩ mô.

Các tin liên quan